Tiền tệ Đàng Trong thời Lê trung hưng

Tiền tệ Đàng Trong thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông thuộc vùng đất do chúa Nguyễn quản lý.Từ đầu thế kỷ 17, nước Đại Việt bị chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê chúa Trịnh quản lý và Đàng Trong từ sông Gianh trở vào do chúa Nguyễn quản lý. Cả hai miền cùng có quan hệ buôn bán qua lại với các đối tác từ châu Á và phương Tây, đồng thời giữa hai miền cũng có quan hệ thương mại không chính thức (ngoài sự cho phép của chính quyền)[1].Cũng như Đàng Ngoài, tiền tệ Đàng Trong trải qua những biến động khá phức tạp. Do sự phát triển mạnh của ngoại thương, tiền đồng rồi tiền kẽm trong nước được dùng cùng lúc với những đồng bạc của phương Tây, thoi vàng và bạc đỉnh và tiền của Nhật Bản[2].